CUỘC THI HUYỀN THOẠI TUỔI TRẺ NĂM 2024

Điều 1: Đối tượng tham dự cuộc thi

Tất cả đoàn viên, thanh niên đang học tập tại Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

Điều 2: Đăng ký dự thi

- Đăng kí theo đội, mỗi đội 05 người (gồm 03 thành viên chính thức và 02 thành viên dự bị).

- Thi sinh đăng kí cá nhân sẽ được Ban Tổ chức lập đội ngẫu nhiên để tham gia dự thi

- Link đăng ký: https://forms.gle/DMvVG6CbVnkw6LKr6

- Thời gian đăng kí: 28/04/2024 - 05/05/2024 

Lưu ý: Các đội bầu đội trưởng trước khi đăng kí (Đội trưởng đại diện đăng kí cho đội thi của mình).

Điều 3: Quy định bắt buộc

a) Các đội thi tuân thủ quy định của Ban Tổ chức, tham gia đầy đủ các vòng thi mà Ban tổ chức đã quy định trong thể lệ cuộc thi. Ban Tổ chức là cấp quyết định cuối cùng về tư cách tham gia của đội thi và kết quả cuộc thi.

b) Các đội thi hoàn thành Vòng thi “Dấu son oai hùng” và Vòng thi “Người kể sử” sẽ được cấp giấy chứng nhận tham gia.

c) Trường hợp đội thi hoàn thành các vòng thi ở khoản b điều này được lựa chọn dự thi Vòng chung kết “Giải mã lịch sử” nhưng không tham gia sẽ không được cấp giấy chứng nhận tham gia.

d) Thứ tự về đích của đội thi sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của đội, đội về nhất sẽ được cộng số điểm nhiều nhất theo quy định của Ban Tổ chức và các đội về đích tiếp theo sẽ được cộng điểm tương ứng theo thứ tự của từng đội.

d) Người tham gia cuộc thi cần có ý thức, trách nhiệm, thái độ tích cực.

e) Đối với các đội có ý thức tốt, trách nhiệm cao, thái độ hòa thuận, thân thiện sẽ được cộng điểm do Ban Tổ chức quy định tại từng vòng thi.

f) Trường hợp các đội thi ứng xử thiếu văn minh, làm ảnh hưởng đến các đội thi khác và Ban Tổ chức sẽ bị trừ điểm do Ban Tổ chức quy định tại từng vòng thi.

Điều 4: Các vòng thi

- Cuộc thi diễn ra từ ngày 11/05/2024 đến 12/05/2024 với 3 vòng thi.

+ Vòng 1: Vòng thi “Dấu son oai hùng”, ngày 11 tháng 05 năm 2024.

+ Vòng 2: Vòng thi “Người kể sử”, ngày 11 tháng 05 năm 2024.

+ Vòng chung kết: Vòng thi “Giải mã lịch sử”, ngày 12 tháng 05 năm 2024.

Khi có thay đổi về thời gian và phương thức tổ chức, Ban Tổ chức sẽ kịp thời thông tin đến các đội thi.

Điều 5: Nội dung và hình thức thi

Vòng thi “Dấu son oai hùng”

- Thi tập trung trên điện thoại thông minh hoặc máy tính cá nhân. Thí sinh tự chuẩn bị thiết bị dự thi.

- Ban Tổ chức cung cấp đường dẫn và hướng dẫn các đội dự thi.

- Mỗi thí sinh của các đội thi (03 thành viên dự thi chính thức) trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 15 phút; mỗi thành viên trả lời một lần duy nhất.

- Điểm của đội thi được tính bằng tổng điểm của 03 thành viên dự thi chính thức. Mỗi câu trả lời đúng là một điểm.

Kết quả: 10 đội thi có tổng điểm cao nhất sẽ tham gia vòng thi tiếp theo.

- Chủ đề thuyết trình sẽ xoay quanh và liên quan đến một trong các sự kiện sau:

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (18/04/2024 - nhằm 10/3 âm lịch);

+ Kỉ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam (30/04/1975 - 30/04/2024);

+ Kỉ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1980 - 19/05/ 2024);

+ Kỉ niệm 113 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/06/1911 - 05/06/2024);

+ Kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/1954 -07/05/2024);

Và các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay.

Vòng thi “Người kể sử”

- Mỗi đội cử đại diện bốc thăm chủ đề mà Ban Tổ chức đã chuẩn bị.

- Sau khi bốc thăm, mỗi đội thi có 45 phút để chuẩn bị cho bài giới thiệu và trình bày trong 5-10 phút.

- Điểm của phần thi này sẽ do Ban Giám khảo quyết định bởi các tiêu chí sau:

+ Đúng chủ đề (10 điểm).

+ Đúng thời gian quy định (10 điểm).

+ Có tính sáng tạo (10 điểm).

+ Trả lời câu hỏi từ Ban Giám khảo (10 điểm).

Kết quả: 05  đội thi có tổng điểm cao nhất sẽ tham gia vòng thi tiếp theo.

- Chủ đề thuyết trình sẽ xoay quanh và liên quan đến một trong các sự kiện sau:

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (18/04/2024 - nhằm 10/3 âm lịch);

+ Kỉ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam (30/04/1975 - 30/04/2024);

+ Kỉ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1980 - 19/05/ 2024);

+ Kỉ niệm 113 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/06/1911 - 05/06/2024);

+ Kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/1954 -07/05/2024);

Và các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội hiện nay.

Vòng chung kết “Giải mã lịch sử”

- Thi tập trung, theo hình thức “Chạy trạm” toàn trường.

- Ở mỗi trạm, đội thi sẽ trả lời 01 gói câu hỏi, thực hiện 01 thử thách và giải 01 mật thư để vượt qua các trạm Ban Tổ chức đã bố trí trong thời gian 15 phút.

- Trưởng trạm sẽ chấm điểm cho các đội thi theo các phần mà đội thi thực hiện:

+ Giải mật thư (5 phút)

+ Thực hiện thử thách (5 phút)

+ Trả lời gói câu hỏi (5 phút)

- Tính điểm: Quy định điều 6.

Kết quả: Điểm, xếp hạng của các đội thi sẽ được tính bằng tổng điểm đạt được khi vượt qua các trạm + thứ tự về đích của đội.

- Đối với mỗi gói câu hỏi (gồm 5 câu) sẽ tương ứng với 1 chủ đề:

+ Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (18/04/2024 - nhằm 10/3 âm lịch);

+ Kỉ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam (30/04/1975 - 30/04/2024);

+ Kỉ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1980 - 19/05/ 2024);

+ Kỉ niệm 113 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/06/1911 - 05/06/2024);

+ Kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/05/1954 -07/05/2024); 

+ Các câu hỏi liên quan tới Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh;

do Ban Tổ chức đã chuẩn bị cho từng trạm.

Điều 6: Quy định tính điểm vòng chung kết

- Giải mật thư:

+ Đúng mật thư trong vòng 5 phút: 10 điểm

+ Đúng mật thư trong vòng 10 phút: 5 điểm

+ Quá 10 phút: 0 điểm

- Thực hiện thử thách:

+ Vượt qua thử thách trong vòng 5 phút: 10 điểm

+ Vượt qua thử thách trong vòng 10 phút: 5 điểm

+ Quá 10 phút: 0 điểm

- Trả lời gói 05 câu hỏi:

+ Trả lời trong vòng 5 phút: Mỗi câu trả lời đúng 2 điểm.

+ Quá 5 phút: Không tính điểm câu trả lời quá thời gian quy định 5 phút.

- Thứ tự về đích của đội được tính như sau:

+ Đội thi về đích đầu tiên đạt 5 điểm.

+ Đội thi về đích thứ nhì đạt 4 điểm.

+ Đội thi về đích thứ ba đạt 3 điểm.

+ Đội thi về đích thứ tư đạt 2 điểm.

+ Đội thi về đích đầu cuối cùng đạt 1 điểm.